Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Người Cao Tuổi

Người Cao Tuổi

Nguy cơ phải nhập viện hoặc tử vong cao hơn nếu được chẩn đoán mắc COVID-19

Cập nhật ngày 13 tháng 12 năm 2020
người đàn ông lớn tuổi đeo khẩu trang ngoài trời

Nguy cơ tăng theo độ tuổi

Nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do nhiễm COVID-19 gia tăng theo độ tuổi, với người cao tuổi có nguy cơ cao nhất.

Những điều quý vị cần biết
  • Nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do nhiễm COVID-19 gia tăng theo độ tuổi, với người cao tuổi có nguy cơ cao nhất.
  • Một số bệnh nhất định cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng.
  • Những người có nguy cơ cao hơn và người sống hoặc đến thăm họ, cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân khỏi bị nhiễm COVID-19.

Nguy Cơ Nhập Viện hoặc Tử Vong Cao

Nguy Cơ Mắc Bệnh Nghiêm Trọng Gia Tăng Theo Độ Tuổi

Nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do nhiễm COVID-19 gia tăng theo độ tuổi, với người cao tuổi có nguy cơ cao nhất.

Ví dụ, những người trong độ tuổi 50 có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn những người trong độ tuổi 40. Tương tự, những người trong độ tuổi 60 hoặc 70, nói chung, có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn những người trong độ tuổi 50. Nguy cơ cao nhất mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 là trong số những người ở độ tuổi 85 trở lên.

Bệnh nghiêm trọng có nghĩa là một người bị nhiễm COVID-19 có thể cần phải:

  • nhập viện,
  • vào khoa săn sóc đặc biệt, hoặc
  • được can thiệp bằng máy thở, hoặc
  • thậm chí họ có thể tử vong.

Nguy Cơ Mắc Bệnh Nghiêm Trọng Gia Tăng Theo Độ Tuổi

Người cao tuổi có nguy cơ phải nhập viện hoặc tử vong cao hơn nếu họ được chẩn đoán mắc COVID-19. Khi quý vị già đi, nguy cơ nhập viện do COVID-19 sẽ tăng lên.

8 trong số 10 ca tử vong vì mắc COVID-19 được báo cáo tại Hoa Kỳ nằm ở người lớn từ 65 tuổi trở lên. Truy cập trang cdc.gov/coronavirus để biết các bước giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

So với người trẻ tuổi, người lớn tuổi có nhiều khả năng phải nhập viện hơn nếu họ nhiễm COVID-19

Tỷ lệ so với nhóm 18-29 tuổi
Nhập viện1 Tử vong2
18-29 tuổi Nhóm gốc để so sánh Nhóm gốc để so sánh
30-39 tuổi cao hơn 2x lần cao hơn 4x lần
40-49 tuổi cao hơn 3x lần cao hơn 10x lần
50-64 tuổi cao hơn 4x lần cao hơn 30x lần
65-74 tuổi cao hơn 5x lần cao hơn 90x lần
75-84 tuổi cao hơn 8x lần cao hơn 220x lần
85 tuổi trở lên cao hơn 13x lần cao hơn 630x lần

Một Số Bệnh Nhất Định Có Thể Làm Tăng Nguy Cơ Mắc Bệnh Nghiêm Trọng

Các yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như một số bệnh nền nhất định. Khi hiểu các yếu tố khiến quý vị có nguy cơ cao hơn, quý vị có thể đưa ra quyết định về loại biện pháp phòng ngừa nào cần thực hiện trong cuộc sống hàng ngày của mình.

Nếu quý vị có bệnh nền, quý vị nên tiếp tục tuân theo kế hoạch điều trị của mình:

  • Tiếp tục dùng thuốc và không thay đổi kế hoạch điều trị nếu chưa nói chuyện với nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị.
  • Có ít nhất 30 ngày cấp thuốc kê đơn và không kê đơn. Nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, công ty bảo hiểm và nhà thuốc về việc cung cấp thêm (ví dụ: nhiều hơn 30 ngày) thuốc kê đơn, nếu có thể, để giảm thiểu số lần đến nhà thuốc.
  • Đừng trì hoãn việc chăm sóc y tế cấp cứu vì COVID-19. Các khoa cấp cứu có kế hoạch phòng ngừa lây nhiễm dự phòng để bảo vệ quý vị tránh mắc bệnh COVID-19 khi quý vị cần chăm sóc.
  • Gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu quý vị có bất kỳ lo lắng nào về bệnh nền của quý vị hoặc nếu quý vị mắc bệnh và cho rằng mình có thể mắc bệnh COVID-19. Nếu quý vị cần cấp cứu, hãy gọi 911 ngay lập tức.
  • Nếu quý vị không có nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hãy liên hệ trung tâm y tế cộng đồngbiểu tượng bên ngoài gần quý vị nhất hoặc sở y tế.

Giảm Nguy Cơ Mắc Bệnh

Mọi người, đặc biệt là người cao tuổi và những người khác có nhiều nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng, nên thực hiện các bước để bảo vệ bản thân khỏi mắc COVID-19.

Các Bước Để Giảm Nguy Cơ Của Quý Vị

Các bước này đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 và những người sống với họ hoặc đến thăm họ,  để bảo vệ bản thân khỏi nhiễm COVID-19.

Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và giúp làm giảm sự lây lan của vi-rút gây ra COVID-19 là:

  • Đeo khẩu trang, khi quý vị tương tác với người khác.
  • Hạn chế tối đa tương tác trực tiếp với người khác, đặc biệt là khi ở trong không gian trong nhà.
  • Duy trì khoảng cách giữa quý vị và những người khác (cách xa 6 feet, khoảng 2 sải tay).
  • Rửa tay thường xuyên. Nếu không có xà phòng và nước, hãy dùng dung dịch sát trùng tay chứa tối thiểu 60% cồn.
  • Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng khi chưa rửa tay.
  • Khi ho hoặc hắt hơi, hãy dùng khăn giấy hoặc mặt trong khuỷu tay của quý vị. Sau đó hãy rửa tay.
  • Làm sạch và khử trùng các bề mặt và đồ vật thường chạm vào.
  • Tìm hiểu thêm thông tin về người lớn khuyết tật.
  • Cách Bảo Vệ Bản Thân

Nếu quý vị bắt đầu cảm thấy mắc bệnh và nghĩ rằng mình có thể mắc bệnh COVID-19, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị trong vòng 24 giờ.

Trước Khi Quý Vị Ra Ngoài hoặc Thăm Gia Đình và Bạn Bè

Xem xét mức độ nguy cơ trước khi quyết định ra ngoài và đảm bảo rằng những người có nhiều nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 và những người sống chung với họ vẫn đang thực hiện các bước để tự bảo vệ bản thân.

Không có cách nào để đảm bảo quý vị không có nguy cơ nhiễm vi-rút gây ra COVID-19.  Vì vậy, điều quan trọng là phải hiểu các nguy cơ và biết cách giảm thiểu tối đa nguy cơ của quý vị nếu hoặc khi quý vị tiếp tục một số hoạt động, chạy việc vặttham dự các sự kiện và các buổi tụ họp.

Xem Xét Mức Độ Nguy Cơ

Nói chung, quý vị tương tác với càng nhiều người, càng gần họ và càng lâu thì nguy cơ mắc bệnh và lây lan vi-rút gây ra COVID-19 càng cao.

Trước khi quý vị ra ngoài, hãy xem xét những điều sau:

  • Quý vị sẽ tương tác với bao nhiêu người?
  • Quý vị có thể giữ khoảng cách 6 feet giữa mình và người khác không?
  • Quý vị sẽ ở ngoài trời hay ở trong nhà?
  • Khoảng thời gian quý vị sẽ tương tác với mọi người là bao lâu?
  • Khả năng mọi người sẽ đeo khẩu trang như thế nào?

Cân nhắc tránh xa các hoạt động mà ở đó khó có thể thực hiện các biện pháp bảo vệ, chẳng hạn như các hoạt động mà ở đó không thể duy trì cách ly giao tiếp xã hội.

Thực Hiện Các Bước Để Bảo Vệ Bản Thân

Mọi người nên thực hiện các bước để ngăn ngừa nhiễm và lây lan vi-rút gây ra COVID-19 để bảo vệ bản thân, cộng đồng của họ và những người có nhiều nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng.

Nếu quý vị quyết định tham gia vào các hoạt động công cộng:

  • Hãy tự bảo vệ bản thân bằng cách thực hiện các hành động phòng ngừa hàng ngày.
  • Lập kế hoạch cho các chuyến đi mua sắm khi các cửa hàng thường ít đông đúc hơn vào sáng sớm hoặc tối muộn. Người cao tuổi có thể sử dụng "giờ danh cho người cao tuổi" khi mua sắm.
  • Sử dụng các lựa chọn thay thế cho ăn uống tại chỗ chẳng hạn như giao hàng tận nơi, mua hàng mang đi và nhận hàng bên lề đường.
  • Hãy mang theo những đồ vật sau và sử dụng khi ra ngoài: khẩu trang, khăn giấy và dung dịch sát trùng tay với nồng độ cồn tối thiểu là 60%.
  • Tránh những người không đeo khẩu trang.

Đeo khẩu trang

Bác sĩ da đen và bệnh nhân là người lớn tuổi đeo khẩu trang bảo hộ khi nói chuyện trong phòng chờ tại phòng khám

Khẩu trang giúp mọi người phòng tránh lây nhiễm và lây lan vi-rút, đặc biệt là những người có thể không biết mình mắc bệnh.

  • Phải đeo khẩu trang che qua mũi và miệng. Khẩu trang đặc biệt quan trọng khi khó có thể duy trì khoảng cách ít nhất 6 feet với những người khác hoặc khi mọi người ở trong không gian trong nhà để giúp bảo vệ lẫn nhau.
  • Khẩu trang cung cấp một số biện pháp bảo vệ cho quý vị, đồng thời cũng nhằm bảo vệ những người xung quanh quý vị, trong trường hợp quý vị vô tình bị nhiễm vi-rút gây ra COVID-19.
  • CDC nhận ra rằng việc đeo khẩu trang có thể không khả thi trong mọi trường hợp hoặc đối với một số người nhất định. Một số người cao tuổi có vấn đề về nhận thức, giác quan hoặc hành vi có thể cảm thấy khó khăn khi đeo khẩu trang. Các biện pháp thích nghi và thay thế nên được xem xét bất cứ khi nào có thể để tăng tính khả thi của việc đeo khẩu trang hoặc giảm nguy cơ lây lan COVID-19 nếu không thể đeo khẩu trang. Những người lớn tuổi này cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung khi tiếp xúc với những người khác. Ngoài ra, một số người cao tuổi có thể dựa vào khẩu hình miệng hoặc nét mặt trong các tương tác xã hội. Điều này có thể gây khó khăn khi những người khác đang đeo khẩu trang mà che phần lớn khuôn mặt của họ.

Khuyến khích cách ly giao tiếp xã hội trong chuyến thăm của quý vị

hai người đi bộ bên ngoài bờ hồ đeo khẩu trang

Cân nhắc các hoạt động có thể duy trì cách ly giao tiếp xã hội, chẳng hạn như hoạt động đi bộ đảm bảo cách ly xã hội trong khu phố hoặc cơ sở đó, sử dụng công nghệ (ví dụ: máy tính xách tay, thiết bị di động) để giữ liên lạc và chơi trò chơi kỹ thuật số với bạn bè và gia đình hoặc bắt đầu trải nghiệm một sở thích mới.

  • Thăm bạn bè hoặc gia đình của quý vị ở khu vực ngoài trời, khi có thể. Nếu điều này không khả thi, hãy đảm bảo căn phòng hoặc không gian được thông gió tốt (ví dụ: cửa sổ hoặc cửa ra vào đang mở) và đủ rộng để thực hiện cách ly giao tiếp xã hội, cách nhau 6 feet.
  • Sắp xếp bàn ghế để cho phép cách ly giao tiếp xã hội. Những người trong cùng một nhà có thể ghép nhóm với nhau và không cần phải cách nhau 6 feet.
  • Cố gắng tránh tiếp xúc gần với khách thăm. Ví dụ: không bắt tay, chạm khuỷu tay hoặc ôm. Thay vào đó, hãy vẫy tay và chào hỏi bằng lời.
  • Nếu có thể, hãy tránh những người không đeo khẩu trang hoặc yêu cầu những người quanh quý vị đeo khẩu trang.
  • Lưu ý giữ danh sách những người quý vị đã đến thăm hoặc những người đã đến thăm quý vị và chuyến thăm diễn ra khi nào. Điều này sẽ giúp truy dấu người tiếp xúc nếu có người bị bệnh.
  • Tìm hiểu thêm về những lưu ý bổ sung dành cho người lớn bị rối loạn phát triển hoặc rối loạn hành vi, những người có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện cách ly giao tiếp xã hội.

Thực hành vệ sinh tay thường xuyên

rửa tay chà xát với xà phòng để phòng ngừa vi-rút Corona

Mọi người nên rửa tay hoặc sử dụng dung dịch sát trùng tay trước khi chuẩn bị, phục vụ hoặc thưởng thức đồ ăn.

  • Mọi người nên rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây vào lúc bắt đầu và khi kết thúc buổi gặp gỡ và bất cứ khi nào quý vị nghĩ tay mình có thể đã nhiễm bẩn.
  • Nếu không có xà phòng và nước, chẳng hạn như với các chuyến thăm hoặc hoạt động ngoài trời, hãy sử dụng dung dịch sát trùng tay có chứa ít nhất 60% cồn. Xoa dung dịch đều ra toàn bộ bàn tay và chà hai tay vào nhau cho đến khi khô.
  • Sử dụng khăn lau tay dùng một lần hoặc khăn giấy để lau khô tay và tránh dùng chung khăn. Chuẩn bị thùng rác không chạm cho khách sử dụng.
  • Hạn chế tiếp xúc với những bề mặt thường xuyên chạm vào hoặc những đồ vật dùng chung.

Khi nào nên hoãn hoặc hủy chuyến thăm

  • Hoãn hoặc hủy chuyến thăm nếu quý vị hoặc khách thăm có các triệu chứng COVID-19 hoặc đã bị phơi nhiễm với người mắc bệnh COVID-19 trong 14 ngày qua.
  • Bất cứ người nào có sự tiếp xúc gần với người mắc bệnh COVID-19 phải ở nhà và theo dõi các triệu chứng.
  • Xem xét mức độ nhiễm COVID-19 hiện tại trong cộng đồng của quý vị. Nếu tình trạng lây nhiễm lan rộng, hãy cân nhắc việc hoãn hoặc hủy bỏ chuyến thăm.

Các Biện Pháp Phòng Ngừa Dành Cho Viện Dưỡng Lão Và Cơ Sở Cư Trú cho Người Cao Tuổi

Nếu quý vị, một người trong gia đình hoặc bạn bè sống trong viện dưỡng lão, cơ sở chăm sóc dành cho người già và người tàn tật hoặc loại cơ sở cư trú khác dành cho người cao tuổi, quý vị có thể lo lắng về COVID-19.

Để bảo vệ bạn bè và người thân trong gia đình trong các cơ sở này, CDC đưa ra lời khuyên cho các cơ sở chăm sóc dài hạn:

  • Hạn chế khách thăm,
  • Yêu cầu hoặc đề nghị khách thăm (bao gồm nhân viên chăm sóc sức khỏe, phụ tá và nhân viên) đeo khẩu trang che kín mũi và miệng, trong trường hợp được phép đi thăm,
  • Chỉ cho phép đến thăm vào những giờ đã chọn và giới hạn số lượng khách thăm trên mỗi cư dân (ví dụ: không quá 2 khách thăm cùng lúc),
  • Lên lịch thăm trước để duy trì tuân thủ quy định về cách ly giao tiếp xã hội,
  • Hạn chế đến thăm phòng của cư dân hoặc một địa điểm được chỉ định khác tại cơ sở (ví dụ: bên ngoài),
  • Thường xuyên kiểm tra nhân viên chăm sóc sức khỏe và cư dân để phát hiện sốt và các triệu chứng, và
  • Hạn chế các hoạt động trong cơ sở để duy trì khoảng cách an toàn giữa các cư dân.

Tìm hiểu thêm về nguy cơ giữa những người sống ở viện dưỡng lão hoặc cơ sở chăm sóc dài hạn và về hướng dẫn cho các viện dưỡng lão và cơ sở chăm sóc dài hạn của CDC.  Trung Tâm Dịch Vụ Medicare và Medicaid (CMS)pdf iconexternal icon cũng đã phát hành hướng dẫn về các chuyến thăm trong các trường hợp khác nhau.

Nếu Quý Vị Bị Bệnh hoặc Cho Là Mình Đã Bị Phơi Nhiễm Với COVID-19

Liên Hệ Với Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Y Tế & Yêu Cầu Dịch Vụ Chăm Sóc

  • Nếu quý vị có các triệu chứng COVID-19, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị trong vòng 24 giờ, và làm theo các bước trong trường hợp quý vị cảm thấy mắc bệnh. Quý vị có thể sử dụng công cụ tự kiểm tra của CDC để giúp quý vị đưa ra quyết định.
  • Nếu quý vị hoặc ai đó mà quý vị biết có các dấu hiệu cảnh báo cấp cứu do mắc COVID-19 (ví dụ: khó thở, đau ngực dai dẳng, tình trạng lú lẫn, không thể thức dậy hoặc tỉnh táo, môi hoặc mặt tái xanh), hãy yêu cầu ngay dịch vụ chăm sóc khẩn cấp. Gọi cho số 911.
  • Nếu quý vị cho rằng mình có thể đã phơi nhiễm với ai đó mắc bệnh COVID-19, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị. Nếu quý vị không có nhà cung cấp dịch vụ y tế, hãy liên hệ với trung tâm sức khỏe cộng đồngexternal icon hoặc sở y tế gần nhất.
  • Quý vị có thể truy cập trang web của sở y tế tiểu bang hoặc địa phươngexternal icon để tìm hiểu thông mới nhất tại địa phương về việc xét nghiệm.

Kiểm Tra Triệu Chứng của Quý Vị

Các triệu chứng COVID-19 có thể thay đổi từ các triệu chứng nhẹ đến bệnh nghiêm trọng và tử vong. Các triệu chứng có thể xuất hiện trong 2-14 ngày sau khi phơi nhiễm.

Trong một số trường hợp, người lớn tuổi và những người ở mọi lứa tuổi mắc các bệnh nền có thể có các triệu chứng không thường thấy ở những người khác hoặc có thể mất nhiều thời gian hơn những người khác để họ biểu hiện sốt và các triệu chứng khác.

Nhiệt Độ Sốt Có Thể Thấp Hơn ở Người Lớn Tuổi.

Ở người lớn tuổi (65 tuổi trở lên), nhiệt độ cơ thể bình thường có thể thấp hơn ở người trẻ tuổi. Vì lý do này, nhiệt độ khi sốt ở người cao tuổi có thể cũng thấp hơn.

Nếu quý vị là người lớn tuổi bị sốt hoặc biểu hiện các triệu chứng khác và muốn đi xét nghiệm vi rút gây  COVID-19, trước tiên hãy gọi điện cho nhà cung cấp dịch vụ y tế của quý vị. Quý vị cũng có thể truy cập trang web của sở y tế của tiểu bang hoặc địa phươngbiểu tượng bên ngoài để tìm thông tin mới nhất tại địa phương về xét nghiệm. Nếu quý vị không có nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hãy liên hệ với trung tâm y tế công cộngbiểu tượng bên ngoài gần quý vị nhất hoặc sở y tế.

Nếu quý vị đang chăm sóc cho bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên, lưu ý rằng một lần đo có giá trị cao hơn 100°F (37.8°C), nhiều lần đo có giá trị cao hơn 99°F (37.2°C), hoặc mức tăng nhiệt độ lớn hơn 2°F (1.1°C) so với nhiệt độ bình thường (mức căn bản để so sánh) của bệnh nhân, thì đó có thể là dấu hiệu của sự lây nhiễm

Xây Dựng Kế Hoạch Chăm Sóc

Một bản kế hoạch chăm sóc cần tóm tắt:

  • tình trạng bệnh lý,
  • thuốc,
  • nhà cung cấp dịch vụ y tế,
  • người và nơi cần liên hệ khi khẩn cấp, và
  • các lựa chọn chăm sóc cuối đời (ví dụ: chỉ thị trước).

Hoàn thành kế hoạch chăm sóc của quý vị với sự tư vấn của bác sĩ và nếu cần, với sự giúp đỡ từ thành viên trong gia đình, người chăm sóc hoặc trợ lý y tế tại gia.

Một kế hoạch chăm sóc có thể mang lại nhiều lợi ích không chỉ riêng cho giai đoạn đại dịch hiện tại. Quý vị có thể cập nhật kế hoạch chăm sóc hàng năm hoặc bất cứ khi nào quý vị có thay đổi về sức khỏe hoặc thuốc men. Kế hoạch chăm sóc có thể giúp giảm số lần đến phòng cấp cứu và nhập viện, cũng như cải thiện hiệu quả quản lý bệnh tổng thể cho những người mắc bệnh mãn tính, nhờ đó giúp học có được chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Trong giai đoạn đại dịch COVID-19, việc xây dựng kế hoạch chăm sóc là một phần quan trọng để chuẩn bị ứng phó cho tình huống khẩn cấp.

Các Bước Giữ Gìn Sức Khỏe Hàng Ngày

Giữ sức khỏe trong đại dịch là việc rất quan trọng. Nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về việc liệu tình trạng tiêm chủng của quý vị và các dịch vụ phòng ngừa khác có theo đúng lịch không để giúp quý vị ngăn ngừa tránh mắc các bệnh khác.

  • Điều đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng, bao gồm cả người lớn tuổi, là được tiêm chủng ngừa theo khuyến nghị để phòng ngừa bệnh cúm và bệnh phế cầu khuẩn.
  • Hãy nhớ tầm quan trọng của việc duy trì hoạt động thể chất và thực hành các thói quen giữ sức khỏe để đối phó với căng thẳng.
  • Trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị về việc duy trì các dịch vụ phòng ngừa như khám sàng lọc ung thư trong giai đoạn có đại dịch.
  • Đừng chần chờ tìm kiếm chăm sóc y tế khẩn cấp trong trường hợp cần thiết.
  • Quý vị có thể cảm thấy căng thẳng hơn trong khi diễn ra đại dịch này. Sự sợ hãi và lo lắng có thể lấn át tâm trí và gây ra cảm xúc mạnh.  Tìm hiểu về sự căng thẳng và cách đối phó.
  • Nhận các lời khuyên về việc giữ liên lạc khi ở nhà trong các tài liệu bằng Tiếng Anhpdf iconexternal iconTiếng Tây Ban Nhapdf iconexternal icon. Có những cơ quan hỗ trợ cộng đồng có thể giúp đỡ quý vị và những tổng đài tư vấn với giọng nói thân thiện và sẵn lòng hỗ trợ tinh thần cho người lớn tuổi.

Nhờ Trợ Giúp tại Nhà

Quý vị sẽ được hỗ trợ nếu có nhu cầu giúp đỡ về bữa ăn, công việc gia đình, sửa chữa nhà, chăm sóc cá nhân, dịch vụ y tế tại nhà hoặc chuyên chở đến các cuộc hẹn khám bệnh và nhà thuốc của quý vị. Để kết nối với các nguồn lực trợ giúp trong cộng đồng của quý vị, hãy truy cập Eldercare Locatorexternal icon hoặc gọi theo số 1-800-677-1116.

Cập nhật lần cuối ngày 13 tháng 12 năm 2020