Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Những Người Có Một Số Bệnh Nhất Định

Những Người Có Một Số Bệnh Nhất Định
Cập nhật ngày 29 tháng 12 năm 2020
Hình minh họa những người có các bệnh nền
Tóm Tắt các Thay Đổi Gần Đây

Sửa đổi được thực hiện vào 23 tháng 12, 2020 nhằm phản ánh dữ liệu liên quan đến nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng của những người mắc hội chứng Down gây ra bởi virus bệnh COVID-19. Sửa đổi cũng thêm bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm và bệnh thận mãn tính vào các bệnh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng đối với trẻ em.

Chúng tôi đang tìm hiểu thêm về COVID-19 mỗi ngày. Danh sách bệnh nền dưới đây là chưa đầy đủ và chỉ liệt kê các bệnh đã có đủ bằng chứng để rút ra kết luận; đây là một tài liệu vẫn đang thay đổi và có thể được cập nhật bất cứ lúc nào, tùy theo tình hình có thể thay đổi nhanh chóng khi khoa học phát triển thêm. Danh sách này có tác dụng thông báo cho các bác sĩ lâm sàng để giúp họ cung cấp các phương án chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bệnh nhân và để thông báo đến mọi người về mức độ nguy cơ nhiễm bệnh của họ để họ đưa ra quyết định về phòng ngừa bệnh. Đáng chú ý, danh sách có thể không bao gồm mọi bệnh có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh nghiêm trọng vì COVID-19, như những bệnh mà bằng chứng còn hạn chế (vd. các bệnh hiếm gặp). Những người có bệnh nền (bao gồm các bệnh KHÔNG nằm trong danh sách hiện tại) nên trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về các yếu tố và hoàn cảnh mang rủi ro cá nhân để xác định liệu các biện pháp bổ sung có được bảo đảm hay không.

Người trưởng thành ở mọi độ tuổi có bệnh nền nhất định có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn do chủng vi-rút gây bệnh COVID-19. Bệnh nặng do COVID-19 được định nghĩa là nhập viện, nhập viện phòng săn sóc đặc biệt ICU, phải đặt ống thở hoặc thở máy, hoặc tử vong.

Người trưởng thành ở mọi độ tuổi có tình trạng sau đây sẽ có nguy cơ cao hơn về khả năng mắc bệnh nghiêm trọng do chủng vi-rút gây bệnh COVID-19:

COVID-19 là một bệnh mới. Hiện tại dữ liệu và thông tin còn hạn chế về tác động của nhiều bệnh nền lên nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19. Dựa trên những gì chúng ta đã biết ở thời điểm này, những người trưởng thành ở bất kỳ độ tuổi nào đang trong các tình trạng sau đây có thể có nguy cơ nhiễm các bệnh nghiêm trọng cao bởi vi-rút gây ra dịch COVID-19:

Quý vị có muốn xem bằng chứng đằng sau những danh sách này?

trẻ em ít bị ảnh hưởng do COVID-19 hơn so với người trưởng thành, trẻ em vẫn có thể bị nhiễm chủng vi-rút gây bệnh COVID-19 và một số trẻ phát triển thành bệnh nặng. Trẻ em có bệnh nền có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn so với trẻ không có bệnh nền. Bằng chứng hiện tại về bệnh nền ở trẻ em và gắn liền với nguy cơ cao hơn vẫn còn hạn chế. Những trẻ có các bệnh sau đây có thể có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng: bệnh béo phì, có tình trạng phức tạp về mặt y tế, rối loạn di truyền nghiêm trọng, rối loạn thần kinh nghiêm trọng, rối loạn chuyển hóa di truyền, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm, bệnh tim bẩm sinh, bệnh tiểu đường, bệnh thận mãn tính, bệnh hen suyễn và bệnh phổi mãn tính khác cũng như tình trạng ức chế miễn dịch do căn bệnh ác tính hoặc thuốc làm suy giảm hệ miễn dịch.

Chúng tôi vẫn chưa biết những ai có nguy cơ phát triển thành biến chứng hiếm gặp mà nghiêm trọng liên quan đến COVID-19 ở trẻ em được gọi là Hội Chứng Viêm Đa Cơ Quan ở Trẻ Em (MIS-C), và cũng chưa biết nguyên nhân gì gây ra MIS-C. Tìm hiểu về MIS-C.

Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh COVID-19

Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 và những người sống với họ, để bảo vệ bản thân tránh mắc bệnh COVID-19.

Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và giúp làm giảm sự lây lan của vi-rút gây ra COVID-19 là:

Nếu quý vị bắt đầu cảm thấy mắc bệnh và nghĩ rằng mình có thể mắc bệnh COVID-19, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị trong vòng 24 giờ.  Nếu quý vị không có nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hãy liên hệ trung tâm y tế cộng đồngbiểu tượng bên ngoài gần quý vị nhất hoặc sở y tế.

Những điều cần lưu ý trước khi ở gần người khác

Không có cách nào nhằm đảm bảo quý vị không có nguy cơ lây nhiễm, vậy nên việc hiểu rõ nguy cơ và biết cách để được an toàn nhất là chuyện hết sức quan trọng nếu hoặc khi quý vị quay trở lại một số hoạt động, chạy lo việc vặt, hoặc tham gia các sự kiện và các buổi tụ họp.

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 và những người sống với họ, nên xem xét mức độ nguy cơ của họ trước khi quyết định đi ra ngoài và đảm bảo rằng họ đang thực hiện các bước để bảo vệ bản thân. Cân nhắc tránh xa các hoạt động mà ở đó khó có thể thực hiện các biện pháp bảo vệ, chẳng hạn như các hoạt động mà ở đó không thể duy trì cách ly giao tiếp xã hội. Mọi người cần thực hiện các bước để ngăn chặn mắc bệnh và lây lan COVID-19 để bảo vệ bản thân, cộng đồng của họ và những người có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn.

Nói chung, quý vị tương tác với càng nhiều người, quý vị tương tác với họ càng gần và tương tác đó càng lâu thì nguy cơ mắc bệnh và lây lan COVID-19 càng cao.

  • Nếu quý vị quyết định tham gia vào các hoạt động công cộng, hãy tiếp tục tự bảo vệ bản thân bằng cách thực hành các hành động phòng ngừa hàng ngày.
  • Hãy mang theo những đồ vật sau và sử dụng chúng khi ra ngoài: khẩu trang, khăn giấy và dung dịch sát trùng tay với nồng độ cồn tối thiểu là 60%, nếu có thể.
  • Nếu có thể, hãy tránh những người không đeo khẩu trang hoặc yêu cầu những người xung quanh quý vị đeo khẩu trang.

Quý vị có đang cân nhắc việc đến thăm gia đình và bạn bè không? Dưới đây là một số điều cần cân nhắc giúp thực hiện các hoạt đông xã hội và cá nhân một cách an toàn nhất:

Khi nào nên hoãn hoặc hủy chuyến thăm

Nói chung, quý vị tương tác với càng nhiều người, quý vị tương tác với họ càng gần và tương tác càng lâu thì nguy cơ lây lan COVID-19 càng cao. Vì vậy, hãy suy nghĩ về việc:

  • Quý vị sẽ tương tác với bao nhiêu người?
  • Quý vị có thể duy trì khoảng cách ít nhất là 6 feet với những người khác không?
  • Quý vị sẽ ở ngoài trời hay ở trong nhà?
  • Khoảng thời gian quý vị sẽ tương tác với mọi người là bao lâu?

Khuyến khích cách ly giao tiếp xã hội

  • Hạn chế số người mà quý vị tiếp xúc và bảo đảm rằng quý vị tuân thủ quy tắc khoảng cách an toàn (ít nhất là 6 feet) giữa quý vị và những người xung quanh nếu có thể và khi không ở cùng nhà.
  • Thăm bạn bè và gia đình ngoài trời, khi có thể. Nếu điều này là không khả thi, hãy đảm bảo phòng hoặc không gian thông thoáng (ví dụ: mở cửa sổ hoặc cửa ra vào) và đủ rộng để đảm bảo cách ly giao tiếp xã hội.
  • Sắp xếp bàn ghế để cho phép cách ly giao tiếp xã hội. Những người trong cùng một nhà có thể ghép nhóm với nhau và không cần phải cách nhau 6 feet.
  • Xem xét các hoạt động mà ở đó có thể duy trì cách ly giao tiếp xã hội, như nghệ thuật vẽ phấn vỉa hè hoặc các trò chơi trên sân.
  • Cố gắng tránh tiếp xúc gần với khách thăm. Ví dụ: không bắt tay, chạm khuỷu tay hoặc ôm. Thay vào đó, hãy vẫy tay và chào hỏi bằng lời.
  • Nếu có thể, hãy tránh những người không đeo khẩu trang hoặc yêu cầu những người quanh quý vị đeo khẩu trang.
  • Lưu ý giữ danh sách những người quý vị đã đến thăm hoặc những người đã đến thăm quý vị và chuyến thăm diễn ra khi nào. Điều này sẽ giúp truy dấu người tiếp xúc nếu có người bị bệnh.
  • Hạn chế thời gian tiếp xúc gần với các du khách xuống còn chưa đầy 15-20 phút càng nhiều càng tốt.

Đeo khẩu trang

Khẩu trang giúp mọi người phòng tránh lây nhiễm và lây lan vi-rút, đặc biệt là những người có thể không biết mình mắc bệnh.

  • Phải đeo khẩu trang che hoàn toàn mũi và miệng. Khẩu trang đặc biệt quan trọng để giúp mọi người bảo vệ lẫn nhau khi khó duy trì khoảng cách tối thiểu 6 feet với người khác hoặc khi mọi người ở không gian trong nhà.
  • Khẩu trang giúp mọi người phòng tránh nhiễm và lây lan vi-rút.
  • CDC nhận ra rằng việc đeo khẩu trang có thể không khả thi trong mọi trường hợp hoặc đối với một số nhóm đối tượng nhất định như là trẻ em. Một số người cao tuổi có vấn đề về nhận thức, giác quan hoặc hành vi có thể cảm thấy khó khăn khi đeo khẩu trang. Các biện pháp thích nghi và thay thế nên được xem xét bất cứ khi nào có thể để tăng tính khả thi của việc đeo khẩu trang hoặc giảm nguy cơ lây lan COVID-19 nếu không thể đeo khẩu trang. Những người lớn tuổi này cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung khi tiếp xúc với những người khác. Ngoài ra, một số nhóm đối tượng có thể giao tiếp dựa vào việc đọc khẩu hình hoặc biểu cảm khuôn mặt. Điều này có thể gây khó khăn khi những người khác đang đeo khẩu trang mà che phần lớn khuôn mặt của họ.
  • Những người KHÔNG nên đeo khẩu trang: Trẻ em dưới 2 tuổi hoặc bất cứ người nào khó thở, bị bất tỉnh, mất khả năng hoặc không thể tự tháo khẩu trang nếu không có sự trợ giúp.

Rửa tay thường xuyên

  • Mọi người nên rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây vào lúc bắt đầu và khi kết thúc buổi gặp gỡ và bất cứ khi nào quý vị nghĩ tay mình có thể đã nhiễm bẩn.
  • Nếu không có xà phòng và nước, chẳng hạn như với các chuyến thăm hoặc hoạt động ngoài trời, hãy sử dụng dung dịch sát trùng tay có chứa ít nhất 60% cồn. Xoa dung dịch đều ra toàn bộ bàn tay và chà hai tay vào nhau cho đến khi khô.
  • Nhắc nhở khách rửa tay hoặc vệ sinh tay trước khi phục vụ đồ ăn hoặc ăn uống.
  • Sử dụng khăn tay dùng một lần hoặc khăn giấy để lau khô tay để khách thăm không dùng chung khăn. Chuẩn bị thùng rác không chạm cho khách sử dụng.

Hạn chế tiếp xúc với những bề mặt thường xuyên chạm vào hoặc những đồ vật dùng chung

  • Khuyến khích khách thăm mang thức ăn và đồ uống của riêng họ.
  • Làm sạch và khử trùng các bề mặt hay chạm vào và bất kỳ đồ vật dùng chung nào giữa các lần sử dụng.
  • Nếu quý vị quyết định sử dụng bất kỳ đồ vật dụng dùng chung nào có thể tái sử dụng (ví dụ như tấm bọc ghế, khăn trải bàn, khăn ăn), hãy giặt, làm sạch và sát trùng sau sự kiện.

Nếu quý vị đang dự định tham gia vào một sự kiện hoặc tụ họp:

Nếu quý vị có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng, hãy cân nhắc tránh các cuộc tụ họp có nguy cơ cao. Sau đây là những điều cần lưu ý đối với các hoạt động cá nhân và tập thể.

Giữ sức khỏe trong đại dịch COVID-19

Giữ sức khỏe trong đại dịch là việc rất quan trọng. Nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về việc liệu tình trạng tiêm chủng của quý vị và các dịch vụ phòng ngừa khác có theo đúng lịch không để giúp quý vị ngăn ngừa tránh mắc các bệnh khác.

  • Điều đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng, bao gồm cả người lớn tuổi, là được chủng ngừa khuyến nghị chống lại bệnh cúm và bệnh phế cầu khuẩn.
  • Trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị về việc duy trì các dịch vụ phòng ngừa như khám sàng lọc ung thư trong giai đoạn có đại dịch.
  • Hãy nhớ tầm quan trọng của việc duy trì hoạt động thể chất và thực hành các thói quen giữ sức khỏe để đối phó với căng thẳng.
  • Hỏi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị về dịch vụ điều trị từ xa hoặc thăm khám chăm sóc sức khỏe từ xa và biết khi nào cần đến khoa cấp cứu.
  • Đừng chần chờ tìm kiếm chăm sóc y tế khẩn cấp trong trường hợp cần thiết.

 Nếu quý vị có bệnh nền, quý vị nên tiếp tục tuân theo kế hoạch điều trị của mình:

  • Tiếp tục dùng thuốc và không thay đổi kế hoạch điều trị nếu chưa nói chuyện với nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị.
  • Có ít nhất 30 ngày cấp thuốc kê đơn và không kê đơn. Nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, công ty bảo hiểm và nhà thuốc về việc cung cấp thêm (ví dụ: nhiều hơn 30 ngày) thuốc kê đơn, nếu có thể, để giảm thiểu số lần đến nhà thuốc.
  • Không trì hoãn việc liên hệ chăm sóc cấp cứu cho bệnh nền của quý vị do COVID-19. Các khoa cấp cứu có kế hoạch phòng ngừa lây nhiễm dự phòng để bảo vệ quý vị tránh mắc bệnh COVID-19 khi quý vị cần chăm sóc.
  • Gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu quý vị có bất kỳ lo lắng nào về bệnh nền của quý vị hoặc nếu quý vị mắc bệnh và cho rằng mình có thể mắc bệnh COVID-19. Nếu quý vị cần cấp cứu, hãy gọi 911 ngay lập tức.
  • Nếu quý vị không có nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hãy liên hệ trung tâm y tế cộng đồngbiểu tượng bên ngoài gần quý vị nhất hoặc sở y tế.
biểu tượng hộp khăn giấy

Bảo vệ sức khỏe của quý vị trong mùa cúm này

Tiêm vắc-xin cúm trong thời kỳ 2020-2021 hiện đang quan trọng hơn bao giờ hết vì đại dịch COVID-19 đang diễn ra. Vắc-xin cúm đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh cúm; nhiều người trong số họ cũng thuộc nhóm có nguy cơ cao vì COVID-19 hoặc các hệ quả nghiêm trọng. 

Những hành động quý vị có thể thực hiện dựa trên các bệnh và các yếu tố nguy cơ khác

Bệnh hen suyễn (từ vừa đến nghiêm trọng)

Mắc bệnh hen suyễn từ mức trung bình tới nghiêm trọng, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.

Hành động cần thực hiện

  • Kiểm soát bệnh hen suyễn của quý vị bằng cách làm theo kế hoạch hành động cho bệnh hen suyễn.
  • Tiếp tục các loại thuốc hiện tại của quý vị, bao gồm mọi ống xịt có steroid ("steroid" là một từ khác của corticosteroid). Biết cách sử dụng dụng cụ hít.  Tránh các yếu tố kích thích bệnh hen suyễn.
  • Đảm bảo rằng quý vị có ít nhất 30 ngày thuốc.
    • Hãy gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc nhóm chăm sóc của quý vị nếu có bất kỳ lo ngại nào về tình trạng bệnh, phương pháp điều trị, khi cho nghĩ rằng quý vị có thể đã phơi nhiễm với COVID-19, có dấu hiệu hoặc triệu chứng mới của bệnh hoặc có bất kỳ câu hỏi nào khác.
  • Nếu quý vị không có nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hãy liên hệ trung tâm y tế cộng đồngexternal icon hoặc sở y tế gần nhất.
  • Gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu quý vị có lo ngại về tình trạng của bản thân hoặc cảm thấy bị bệnh. Nếu quý vị không có nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hãy liên hệ trung tâm y tế cộng đồngbiểu tượng bên ngoài gần quý vị nhất hoặc sở y tế.
  • Hãy nhờ một thành viên khác trong hộ gia đình không bị bệnh hen suyễn làm vệ sinh và khử trùng nhà cửa thay quý vị. Khi họ sử dụng các sản phẩm vệ sinh và khử trùng, hãy nhắc nhở họ:
    • Đảm bảo không để người bị bệnh hen suyễn ở trong phòng đó.
    • Tránh dùng chất khử trùng được biết đến là kích thích cơn hen suyễn.
    • Mở cửa sổ hoặc cửa ra vào, đồng thời dùng quạt thổi gió ra ngoài.
    • Luôn làm theo các hướng dẫn trên nhãn sản phẩm.
    • Để giảm thiểu việc chất rửa phân tán trong không khí, quý vị nên xịt hoặc đổ dung dịch từ sản phẩm xịt lên giẻ lau hoặc khăn lau giấy thay vì xịt sản phẩm trực tiếp lên các bề mặt đang làm vệ sinh (nếu nhãn sản phẩm cho phép làm vậy).

Tìm hiểu thêm về bệnh hen suyễn.

Ung thư

Mắc bệnh ung thư sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19. Hiện tại, chúng tôi vẫn chưa hiểu rõ liệu có tiền sử ung thư có làm gia tăng nguy cơ của quý vị hay không.

Những điều cần làm:

  • Trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc nhóm chăm sóc để thảo luận về mức độ nguy cơ dựa trên tình trạng bệnh lý của bản thân, phương pháp điều trị và mức lây truyền trong cộng đồng của quý vị.
  • Đừng ngừng uống thuốc hoặc thay đổi kế hoạch điều trị mà không trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị.
  • Đảm bảo rằng quý vị có ít nhất 30 ngày thuốc.
  • Không trì hoãn việc điều trị cứu mạng hoặc chăm sóc cấp cứu.
  • Hãy gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc nhóm chăm sóc của quý vị nếu có bất kỳ lo ngại nào về tình trạng bệnh, phương pháp điều trị, khi cho nghĩ rằng quý vị có thể đã phơi nhiễm với COVID-19, có dấu hiệu hoặc triệu chứng mới của bệnh hoặc có bất kỳ câu hỏi nào khác.
  • Nếu quý vị không có nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hãy liên hệ trung tâm y tế cộng đồngexternal icon gần nhất hoặc sở y tế.
  • Để biết thêm thông tin về phòng ngừa lây nhiễm cho người mắc ung thư.

Tìm hiểu thêm về bệnh ung thư.

Bệnh thận mãn tính

Mắc bệnh thận mãn tính ở bất kỳ giai đoạn nào cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.

Hành động cần thực hiện

  • Tiếp tục dùng thuốc và theo chế độ ăn uống của quý vị như chỉ dẫn của nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe.
  • Đảm bảo rằng quý vị có ít nhất 30 ngày thuốc.
  • Giữ liên lạc với nhóm chăm sóc sức khỏe của quý vị thường xuyên nhất có thể, đặc biệt là khi quý vị có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng mới nào của bệnh. Quý vị cũng nên liên hệ với họ nếu không nhận được thuốc hoặc thực phẩm mình cần.
  • Nếu quý vị không có nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hãy liên hệ trung tâm y tế cộng đồngbiểu tượng bên ngoài gần quý vị nhất hoặc sở y tế.
  • Có các lựa chọn thực phẩm thường có sẵn tại quầy để giúp quý vị ăn theo chế độ ăn kiêng cho thận.
  • Nếu quý vị đang lọc thận:
    • Liên hệ với phòng khám lọc thận và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu quý vị cảm thấy bệnh hoặc có lo ngại.
    • KHÔNG bỏ lỡ các lượt điều trị của mình.
    • Lên kế hoạch để có đủ thức ăn có sẵn để làm theo Kế hoạch ăn kiêng khẩn cấp 3 ngày KCERbiểu tượng bên ngoài cho bệnh nhân lọc thận trong trường hợp quý vị không thể duy trì lịch điều trị bình thường.

Tìm hiểu thêm về bệnh thận.

Tìm hiểu làm thế nào để chăm sóc thận của quý vị.

COPD, xơ nang, xơ phổi và các bệnh phổi mãn tính khác

Mắc bệnh COPD (bao gồm khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính) được biết là làm tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19. Các bệnh phổi mãn tính, như xơ hóa phổi vô căn và u xơ nang, có thể gây nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.

Hành động cần thực hiện

  • Tiếp tục dùng các loại thuốc hiện tại của quý vị, bao gồm các loại thuốc có steroid ("steroid" là một từ khác của corticosteroid).
  • Đảm bảo rằng quý vị có ít nhất 30 ngày thuốc.
  • Tránh các yếu tố kích thích có thể khiến triệu chứng của quý vị trầm trọng thêm.
  • Hãy gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc nhóm chăm sóc của quý vị nếu có bất kỳ lo ngại nào về tình trạng bệnh, phương pháp điều trị, khi cho nghĩ rằng quý vị có thể đã phơi nhiễm với COVID-19, có dấu hiệu hoặc triệu chứng mới của bệnh hoặc có bất kỳ câu hỏi nào khác.
  • Nếu quý vị không có nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hãy liên hệ trung tâm y tế cộng đồngbiểu tượng bên ngoài gần quý vị nhất hoặc sở y tế.

Tìm hiểu thêm về COPD.

Tiểu đường

Mắc bệnh tiểu đường loại 2 làm tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19. Dựa trên những gì chúng tôi biết tại thời điểm này, việc mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.

Hành động cần thực hiện

  • Tiếp tục uống thuốc viên điều trị bệnh tiểu đường và sử dụng insulin như bình thường.
  • Xét nghiệm lượng đường trong máu của quý vị và theo dõi kết quả, theo chỉ dẫn của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
  • Đảm bảo rằng quý vị có ít nhất 30 ngày cấp thuốc cho bệnh tiểu đường, bao gồm insulin.
  • Làm theo hướng dẫn của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu quý vị cảm thấy mắc bệnh cũng như những lời khuyên hàng ngày cho người mắc bệnh tiểu đường.
  • Gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu quý vị có lo ngại về tình trạng của bản thân hoặc cảm thấy bị bệnh.
  • Nếu quý vị không có nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hãy liên hệ trung tâm y tế cộng đồngbiểu tượng bên ngoài gần quý vị nhất hoặc sở y tế.

Tìm hiểu thêm về bệnh tiểu đường.

Hội chứng Down

Mắc hội chứng Down sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19:

Hành động cần thực hiện

  • Trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc nhóm chăm sóc để thảo luận về mức độ nguy cơ dựa trên bệnh lý của bản thân, bệnh sử, việc điều trị của quý vị và mức độ truyền nhiễm bệnh trong cộng đồng nơi quý vị sống
  • Đừng ngừng uống thuốc hoặc thay đổi kế hoạch điều trị mà không trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị.
  • Đảm bảo rằng quý vị có ít nhất 30 ngày thuốc.
  • Không trì hoãn việc điều trị cứu mạng hoặc chăm sóc cấp cứu.
  • Hãy gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc nhóm chăm sóc của quý vị nếu có bất kỳ lo ngại nào về tình trạng bệnh, phương pháp điều trị, khi cho nghĩ rằng quý vị có thể đã phơi nhiễm với COVID-19, có dấu hiệu hoặc triệu chứng mới của bệnh hoặc có bất kỳ câu hỏi nào khác.
  • Nếu quý vị không có nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hãy liên hệ với trung tâm y tế cộng đồngexternal icon gần nhất hoặc sở y tế.

Tìm hiểu thêm về hội chứng Down.

Xem dữ liệu về hội chứng Down.

Bệnh tim và các bệnh tim mạch và mạch máu não khác

Việc mắc bất kỳ bệnh tim nào sau đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19:

  • Suy tim
  • Bệnh động mạch vành
  • Bệnh cơ tim
  • Tăng huyết áp động mạch phổi

Việc mắc bệnh tim mạch hoặc mạch máu não khác, chẳng hạn như tăng huyết áp (huyết áp cao) hoặc đột quỵ, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nặng do COVID-19.

Hành động cần thực hiện

  • Dùng thuốc đúng như kê đơn và làm theo các khuyến nghị của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về chế độ ăn kiêng và tập thể dục trong khi duy trì các biện pháp phòng ngừa như cách ly giao tiếp xã hội.
  • Tiếp tục sử dụng angiotensin chuyển đổi chất ức chế enzyme (ACE-I) hoặc thuốc đối kháng thụ thể angiotensin-II (ARB) như được nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe kê đơn với các chỉ định như đau tim hoặc huyết áp cao.
  • Đảm bảo rằng bạn có ít nhất 30 ngày cấp các loại thuốc điều trị bệnh tim, bao gồm thuốc cholesterol cao và huyết áp cao.
  • Gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu quý vị có lo ngại về tình trạng của bản thân hoặc cảm thấy bị bệnh.
  • Nếu quý vị không có nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hãy liên hệ trung tâm y tế cộng đồngbiểu tượng bên ngoài gần quý vị nhất hoặc sở y tế.
  • Không trì hoãn việc điều trị cứu mạng hoặc chăm sóc cấp cứu.

Tìm hiểu thêm về bệnh tim nghiêm trọng.

Tìm hiểu thêm về bệnh tim.

Tìm hiểu thêm về đột quỵ.

Tìm hiểu thêm về huyết áp cao.

Các chứng rối loạn huyết sắc tố như bệnh hồng cầu hình liềm và bệnh tan máu bảm sinh

Mắc bệnh hồng cầu hình liềm (SCD) làm tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19. Việc mắc bệnh rối loạn huyết sắc tố, như bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.

Hành động cần thực hiện

Tìm hiểu thêm về chứng rối loạn máu.

Tình trạng suy giảm miễn dịch (hệ thống miễn dịch suy yếu) từ máu, tủy xương hoặc ghép tạng; HIV; sử dụng corticosteroid; hoặc sử dụng các loại thuốc làm suy yếu miễn dịch khác

Nhiều bệnh và phương pháp điều trị có thể khiến một người bị suy giảm miễn dịch hoặc hệ miễn dịch yếu đi. Các tình trạng này bao gồm: ghép tạng thể rắn, ghép máu hoặc ghép tủy xương; suy giảm miễn dịch; HIV với số lượng tế bào CD4 thấp hoặc không điều trị HIV; sử dụng corticosteroid kéo dài; hoặc sử dụng các loại thuốc làm suy yếu miễn dịch khác. Việc có hệ thống miễn dịch suy giảm có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.

Hành động cần thực hiện

  • Tiếp tục mọi loại thuốc hoặc phương pháp điều trị khuyến nghị và làm theo lời khuyên của nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe.
  • Không ngừng dùng thuốc nếu chưa nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
  • Đảm bảo rằng quý vị có ít nhất 30 ngày thuốc.
  • Không trì hoãn việc điều trị cứu mạng hoặc chăm sóc cấp cứu.
  • Gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu quý vị có lo ngại về tình trạng của bản thân hoặc cảm thấy bị bệnh.
  • Nếu quý vị không có nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hãy liên hệ trung tâm y tế cộng đồngbiểu tượng bên ngoài gần quý vị nhất hoặc sở y tế.

Thông tin cho người nhiễm HIV.

Bệnh gan

Mắc bệnh gan mãn tính, chẳng hạn như bệnh gan do rượu, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và đặc biệt là xơ gan (sẹo ở gan), có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nặng do COVID-19.

Hành động cần thực hiện

  • Dùng thuốc đúng như kê đơn.
  • Đảm bảo rằng quý vị có ít nhất 30 ngày thuốc.
  • Gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu quý vị có lo ngại về tình trạng của bản thân hoặc cảm thấy bị bệnh.
  • Nếu quý vị không có nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hãy liên hệ trung tâm y tế cộng đồngbiểu tượng bên ngoài gần quý vị nhất hoặc sở y tế.

Tìm hiểu thêm về bệnh gan mãn tính.

Bệnh thần kinh, chẳng hạn như mất trí nhớ

Việc mắc bệnh lý về thần kinh như chứng mất trí nhớ, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nặng do COVID-19.

Hành động cần thực hiện

  • Dùng thuốc như kê đơn.
  • Đảm bảo rằng quý vị có ít nhất 30 ngày thuốc.
  • Gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu quý vị có lo ngại về tình trạng của bản thân hoặc cảm thấy bị bệnh.
  • Nếu quý vị không có nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hãy liên hệ trung tâm y tế cộng đồngbiểu tượng bên ngoài gần quý vị nhất hoặc sở y tế.

Tìm hiểu thêm về chứng mất trí nhớ.

Tìm hiểu về cách chăm sóc những người mắc chứng mất trí nhớ trong khi diễn ra COVID-19.

Tìm hiểu về bệnh xơ cứng teo cơ bên (ALS).

Thừa cân, béo phì và béo phì nghiêm trọng

Việc bị béo phì, được định nghĩa là có chỉ số khối cơ thể (BMI) nằm trong khoảng từ 30 kg/m2 đến <40 kg/m2 hoặc béo phì nghiêm trọng (BMI từ 40 kg/m2 trở lên), làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19. Việc bị thừa cân, được định nghĩa là có BMI > 25 kg/m2 nhưng nhỏ hơn 30 kg/m2 có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.

 Hành động cần thực hiện

  • Sử dụng thuốc kê toa cho bệnh thừa cân, béo phì hoặc béo phì nghiêm trọng theo đúng toa thuốc.
  • Đảm bảo rằng quý vị có ít nhất 30 ngày thuốc.
  • Thực hiện theo khuyến cáo của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể chất, đồng thời duy trì các biện pháp phòng ngừa bằng cách cách ly giao tiếp xã hội.
  • Gọi cho nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe nếu quý vị lo lắng hoặc cảm thấy mắc bệnh.
  • Nếu quý vị không có nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hãy liên hệ trung tâm y tế cộng đồngbiểu tượng bên ngoài gần quý vị nhất hoặc sở y tế.

Tìm hiểu thêm về béo phì ở người lớn.

Tìm hiểu về béo phì ở trẻ em.

Gợi ý để giúp trẻ duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Tìm hiểu thêm về thuốc kê toa để điều trị béo phì.

Thai kỳ

Dựa trên những gì chúng tôi biết tại thời điểm này, người mang thai có thể có nguy cơ cao hơn mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 so với người không mang thai. Ngoài ra, có thể dẫn đến nguy cơ xảy ra những bất lợi đối với thai kỳ cao hơn, chẳng hạn như sinh non, trong số những người mang thai bị nhiễm COVID-19.

Hành động cần thực hiện

  • Không bỏ qua các cuộc hẹn chăm sóc trước khi sinh của quý vị.
  • Đảm bảo rằng quý vị có ít nhất 30 ngày thuốc.
  • Nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về cách giữ sức khỏe và chăm sóc bản thân trong đại dịch COVID-19.
  • Nếu quý vị không có nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hãy liên hệ với trung tâm y tế cộng đồngexternal icon gần nhất hoặc sở y tế.
  • Hãy gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc nhóm chăm sóc của quý vị nếu có bất kỳ lo ngại nào về tình trạng bệnh, phương pháp điều trị, khi cho nghĩ rằng quý vị có thể đã phơi nhiễm với COVID-19, có dấu hiệu hoặc triệu chứng mới của bệnh hoặc có bất kỳ câu hỏi nào khác.
  • Tìm kiếm dịch vụ chăm sóc y tế cấp cứu ngay lập tức.
  • Quý vị có thể cảm thấy căng thẳng hơn trong khi diễn ra đại dịch này. Sự sợ hãi và lo lắng có thể lấn át tâm trí và gây ra cảm xúc mạnh. Tìm hiểu về sự căng thẳng và cách đối phó.

Tìm hiểu thêm về mang thai và COVID-19.

Hút thuốc

Việc đã từng hoặc đang có thói quen hút thuốc làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.

Hành động cần thực hiện

Tìm hiểu về hút thuốc và sử dụng thuốc lá.

Tìm hiểu về ảnh hưởng đến sức khỏe của thuốc lá.

Trẻ em với một số bệnh nền

Như đã lưu ý ở trên, trẻ em có thể nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19 và ở một số trẻ, nó có thể tiến triển thành bệnh nghiêm trọng. Trẻ em có bệnh nền có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn so với trẻ không có bệnh nền.

Hành động cần thực hiện

  • Cho dùng thuốc theo kê đơn cho các bệnh nền của con quý vị.
  • Đảm bảo rằng quý vị có đủ ít nhất 30 ngày thuốc cho con quý vị.
  • Gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu quý vị thấy lo lắng và thảo luận về các bệnh cụ thể và nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 của con quý vị.
  • Các chuyến thăm khám và tiêm vắc-xin đầy đủ cho trẻ em vẫn rất quan trọng trong đại dịch COVID-19. Giữ liên lạc với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của con quý vị và đảm bảo rằng con quý vị được tiêm phòng đúng hạn các loại vắc-xin để ngăn ngừa các bệnh khác. Tìm hiểu thêm về cách bảo vệ bản thân thân và gia đình trong đại dịch COVID-19.
  • Nếu quý vị không có nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hãy liên hệ trung tâm y tế cộng đồngbiểu tượng bên ngoài gần quý vị nhất hoặc sở y tế.

Tìm hiểu về việc ngăn ngừa bệnh cho con quý vị.

Tìm hiểu thêm về bệnh tim bẩm sinh và các rối loạn di truyền và thần kinh cụ thể ở trẻ em.

Những người có nhiều bệnh nền

Một người càng có nhiều bệnh nền, người đó càng có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.

Hành động cần thực hiện

  • Tiếp tục dùng thuốc và kế hoạch điều trị theo chỉ dẫn của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
  • Đảm bảo rằng quý vị có ít nhất 30 ngày thuốc.
  • Gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu quý vị có bất kỳ lo lắng nào hoặc cảm thấy mắc bệnh.
  • Nếu quý vị không có nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hãy liên hệ trung tâm y tế cộng đồngbiểu tượng bên ngoài gần quý vị nhất hoặc sở y tế.
  • Đừng trì hoãn chăm sóc cấp cứu.
COVID-19 Nhập Viện và Tử Vong theo Độ Tuổi
COVID-19 Nhập Viện và Tử Vong theo Độ Tuổi
COVID-19 Nhập Viện và Tử Vong theo Chủng Tộc/Dân Tộcpdf icon
COVID-19 Nhập Viện và Tử Vong theo Chủng Tộc/Dân Tộc

Cập nhật lần cuối ngày 29 tháng 12 năm 2020